-Ơ…!
-Ơ cái gì, cậu bao nhiêu tuổi rồi còn đi đánh con gái thế!-Người vừa ra tay nghĩa hiệp thẳng thừng quát lại tôi.
-…..!
-Xem ra tính tình chẳng thay đổi là bao!
Cả ba đứa bạn của tôi đều há hốc mồm nhìn nhau, chắc là lần đầu tiên thấy tôi có vẻ thất thế như thế, đồng thời đưa mắt nhìn tôi muốn dò hỏi xem đó là thần thánh phương nào.
Miệng Thương và Phong lẫn Bông Xù lần này há hốc ra.
-Mấy đứa là bạn của Tín à?
-Dạ!-Ba đứa bạn thấy tôi như vậy, cũng ngoan ngoãn theo, không dám manh động.
-Giới thiệu cho chị coi!
Tôi ngoan ngoãn giới thiệu từng người bạn một. Đến đoạn giới thiệu người vừa tới, thì tất cả đều im lặng lạ thường.
-Đây là chị Xuyến, chị….à…ờ..!
-Con trai mà ấp úng, thua cả con gái, chị là Xuyến!-Bà chị Nữ tặc nở nụ cười duyên dáng, chào ba người bạn tôi.
Chị đi cạnh bà chị Nữ tặc thì khều bà chị rồi nói nhỏ vào tai, chắc là có liên quan đến tôi nên thấy bà chị Xuyến lừ mắt sang nhìn tôi, mặt sáng quắc.
-Là cậu em học chung trường cấp ba mình đó, sau mình một khoá!
-Có phải là cậu nhóc mà đánh nhau với thằng……..!-Nói đến đó, bà chị bên cạnh vội đưa tay bịt miệng.
“Cậu nhóc ư?”-Tôi lầm rầm trong lòng, không dám thốt ra thành tiếng.
Có lẽ ba đứa bạn của tôi không hề đề phòng với bà chị Nữ tặc nên tỏ ra rất thích thú. Cũng phải thôi, chị Xuyến luôn là nhưthế, luôn tạo ra cảm giác cực kì gần gũi, thân thiết dù mới lần đầu tiên gặp mặt, một con người có sức hút với đám đông. Nhưng chỉ có tôi mới hiểu rõ sự“tàn ác” đằng sau khuôn mặt thánh thiện ấy.
-Rồi sao hả chị?
-À,bạn em ấy hả, chuyên gia ngồi sổ đầu bài!-Bà chị lại liếc tôi một cái nữa, có lẽ là do lâu quá chưa có cơ hội nên hôm nay dồn hết vào một lượt thì phải.
-Cái này em nghe rồi!-Bông Xù háo hức, muốn nghe chuyện mới hơn.
Tôi kịp xen ngang, trước khi cái chuyện tôichui rào vào trường bị lộ ra.
-Sao chị xuống đây!
-À, xuống thăm bạn, lâu rồi chị cũng không thấy mặt nó rồi, không ngờ được gặp ở đây nhỉ?
Cái nháy mắt đầy ý nhị, lẫn vào đó là giọng điệu hơi có vẻ giận khiến tôi chột dạ, ngồi im ngậm ống hút. Bà chị cũng chẳng thèm truy đuổi tôi nữa.
Sau khi hỏi han vài chuyện với mấy đứa bạn, chị Xuyến với bà bạn đứng dậy chào tôi ra về.
-Này, ra chị nói cái này!
Tôi ngoan ngoãn đi theo, ra cái ghế đá cạnh đó, ngồi cạnh bà Nữ tặc. Bà chị kia ý tứ nên đứng ra xa chờ.
-Làm gì mà đổi số điện thoại không báo?
-Ơ, em quên mất!
-Lúcnào cũng đãng trí nhỉ, tuổi chưa bao nhiêu mà đã….!-Chị Xuyến thở dài, dường như xả hết nỗi bức xúc bấy lâu nay thì phải.
-Tại lúc đó em mất máy nên không có số chị.!
-Khỏi giải thích, còn không biết đường cho chị lại số nữa!
-Vậy nhé, có số rồi đấy, đừng có làm mất nữa không thì liệu hồn!
-Dạ..!-Tôi lí nhí lưu số điện thoại bằng cái tên C. Nữ Tặc.
-Cho cơ hội chuộc tội, Tết lên nhà chị chơi!
-Vâng!-Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Bà chị vỗ vai tôi chạy ra chỗ chị kia đang đứng đợi. Không quên bỏ lại một câu:
-Ăn uống nhiều chút nhé, trông gầy hơn rồi đấy!
Tôi toe toét đưa tay lên vẫy chào. Chào sự bất ngờ trùng hợp.
-Này, chị đó là ai vậy?-Thằng Phong sốt sắng.
-Chị ấy vui tính thiệt!-Thương nhấc gọng kính nhận xét.
-Dễ thương nữa!-Bông Xù hí hứng.
Tôi nhấp ngụm nước, kể lại chuyện xưa cho mấy người bạn nghe. Chuyện về một thằng học sinh đi học muộn chui rào vào trường, bị bà chị Cờ đỏ bắt gặp.
-“Con trai gì mà yếu ớt vậy?”.
Tôi mỉm cười khi nhớ lại cái cảnh tôi vác cái chân đau leo lên từng bậc cầu thang, bà chị Nữ Tặc đi trước, luôn miệng quát tháo. Nhớ đến cả cái việc tôi và thằng Huy phải dùng tay chân giải quyết, cũng vì nó nghĩ tôi đang tán tỉnh cô chị hơn tuổi.
Thời gian trôi qua nhanh thật, cũng đã là ba năm rồi. Và ba năm qua, vẫn có người không hề thay đổi. Vẫn còn cái tính khí vui vẻ đến tự nhiên lạ thường, sự cuốn hút, lôi cuốn người khác, và đặc biệt hơn, vẫn đầy quan tâm tới tôi.
CHAP16: NGÀY VỀ!
-Này, chị đó có vẻ….!
-Vẻ gì cơ?-Tôi cầm chiếc điện thoại, tự nhiên nhìn số bà Nữ Tặc mà cười vu vơ. Đúng là lâu rồi mới gặp lại bạn cũ khiến cho tâm trạng tôi thoải mái hơn hẳn.
-Có vẻ thân với cậu nhỉ?
-Ừ!-Tôi sao nhãng gật đầu.
-Thế cậu cũng từng đánh nhau à..?
Tôi sững người lại.
-Ờ…..cũng có!-Tôi thầm nghĩ trong bụng, không những có mà mấy lần ấy chứ.
-Cũng du côn quá hen!-Thương ngúng ngẩy đi lên trước.
-Ờ, thì con trai mà, đụng tay đụng chân là chuyện thường thôi.
Thương ậm ờ cho qua, hai đứa lại tiếp tục đi về phía con đường kí túc. Như một thói quen, đến giữa đường về, Thương rẽ vào những dãy kí túc trên, tôi cũng chẳng thèm thắc mắc mà đi theo như quán tính.
Thói quen muôn thuở của cô nàng: Ăn kem!
-Này, ngày xưa sao đánh nhau?-Thương đột ngột dừng lại.
-Ờ,thì mấy chuyện con nít ấy mà!
-Kể nghe đi!-Thương lộ cả vẻ tò mò ra khuôn mặt.
-Địnhđiều tra gì à?-Tôi hất hàm dò hỏi.
-Không,tự nhiên muốn nghe thôi!
Dù gì cũng hết chủ đề để bàn tán, tôi hắng giọng kể lại chiến tích của tôi về vụ đánh nhau, tuy nhiên lý do vì sao tôi dám cả gan đụng tay đụng chân với đàn anh thì giấu biệt, cũng chẳng hay ho gì những nông nổi tuổi trẻ : Đánh nhau vì một cô bạn gái.
-Thế, sao cái ông đó lại đánh cậu!-Thương ngậm muỗng kem hỏi tiếp.
-Ờ,thì chắc là chướng mắt hoặc cái gì đó, không vừa lòng nên thế.
Thương gật đầu ngẫm nghĩ rồi lại hỏi tiếp:
-Chắc liên quan đến chị vừa nãy chứ gì?
-Sao lại thế, làm..làm gì có. Chỉ là chị đơn thuần thôi, có gì mà phải gây xích mích chứ!-Tôi xua tay chối quanh.
-Thế là có rồi!-Thương nhất mực dồn ép.
-Sao lại nghĩ thế?-Tôi giật mình, cố gắng lấy lại nét mắt lầm lì giả tạo.
-Thì mối liên quan duy nhất là chị đó, rồi bình thường thì Tín rất ít khi giải thích, thế mà giờ bất thường thế kia. Người ta gọi đó là….!
-……….!-Tôi im lặng lắng nghe.
-Có tật giật mình, đúng là có tật rồi!-Thương quơ cái muỗng kem lên hư không, tăng thêm tính thuyết phục của việc buộc tội.
-Vớ vẩn!-Tôi cười nhẹ, nhún vai.
Tấtnhiên, những suy đoán của Thương đều đúng hoàn toàn, kể cả việc nắm bắt tâm lý người khác thì cô nàng cũng là người cao tay chứ chẳng phải giỡn chơi. Chị Xuyến với tôi, ngoài mối quan hệ chị em cùng trường, ngoài mối quan hệ Nữ tặc-nạn nhân ra, còn một mối quan hệ không rõ ràng. Nó không quá mãnh liệt để cả hai có thể cảm thấy rõ, cũng không quá mờ nhạt để quên đi nhanh chóng.
Quý mến hơn bình thường, nhưng chưa đủ để gọi là yêu nhau, thế đấy!
-Này,vậy là về sớm thật hả?
-Ừ, chứ giờ này làm gì ở đây nữa.
-Thật là không còn gì để làm à?
-Ừ!-Tôi gật đầu.
-Ừ, chán nhỉ?-Thương buồn rầu, cảm thán không phải để hưởng ứng.
Hôm nay, cô nàng mới cho tôi trả tiền, vì hậu tạ chuyện cho tôi mượn vở để photo. Thương cũng chẳng có tâm trạng giành giật với tôi như mấy lần trước. Đi sánh đôi bên nhau, cô nàng đột nhiên nói nhỏ:
-Giá như quay lại lúc mới vào trường thì hay biết mấy!
-Làm gì, viễn vông!
-Ừ, thì ít nhất cũng có nhiều điều muốn có cơ hội làm lại ấy mà!-Thương tự nhiên cười nhẹ, vẻ mặt ủ rũ bay đi đâu mất. Dường như cô nàng cứ tưởng điều ước đã trở thành sự thật rồi thì phải.
Tôi thầm nghĩ trong đầu, đó có thể là chuyện Thương từ chối thằng Trung về chuyện tình cảm, hoặc cũng có thể nếu được trở lại,Thương sẽ cách xử sự khôn khéo hơn.
-Này,nhanh lên nếu không tớ bỏ cậu lại đấy!
-“Con gái là chúa rắc rối”!
Tôi nhún vai rồi bước vội theo Thương. Mới đây thôi đã nửa năm trôi qua rồi, cảm giác thật chóng vánh. Tôi cũng đã trở thành sinh viên được một học kì, cũng đã trưởng thành để ý thức và trách nhiệm với những việc mình làm.
Và trong tâm trạng những người mới lớn, một phần nào đó tôi cũng mong muốn giống Thương, có lẽ còn tham vọng hơn Thương. Tôi muốn trở lại những thời còn là một thằng nhóc lớp mười, một thằng nhóc có thể biết trước được mọi điều nó sẽ phạm phải để còn thay đổi, để không phải tự ân hận với chính mình.
Nhưng biết làm sao được, khi đó là quy luật cuộc sống, đôi khi sai lầm cũng là một thứ gì đó cần thiết.
-Mày nhắn tin cho ai mà ngồi cười hoài vậy mày!
Thằng Việt đang học bài thì ra cầm cây côn múa vài đường để giãn gân giãn cốt. Bất chợt thấy tôi khẽ cười một mình.
-Ờ, nhắn tin cho bà chị ấy mà!
-Xạo mày, bà chị nào mà cười hí hửng vậy?
-Có à, sao tao không thấy tao hí hửng chút nào vậy?
Cả phòng sáu đứa, tôi là đứa thi xong đầu tiên nên có thể an tâm thoải mái, năm đứa còn lại vẫn quyết tâm dùi mài kinh sử ghê lắm. Thằng Tuấn là đứa lo hơn cả, khi ngày mai là nó thi môn cuối cùng.
Gập điện thoại, tôi nằm trên giường gác chân khe khẽ hát. Ban đầu là khe khẽ, giọng tôi bắt đầu to dần lên, to dần lên:
-Im mày, hát dở mà hát hoài!-Thằng Tuấn ôm đầu càu nhàu.
-Im cho anh em còn học!-Thằng Khánh cũng chẳng còn xưng bá võ lâm trong game nữa,cũng bò ra cả bàn nhăn nhó, khi tôi làm mất tập trung.
-Vậy tao làm gì bây giờ?
-Thôi mày đi đâu chơi đi-Thằng Tuấn xua tay đuổi khéo.
-Chơi với ai?
-Sang rủ Thương kìa, có mỗi hai đứa mày là thi xong chứ nhiêu!-Thằng Trung nói tỉnh bơ.
-Ê, mày, bậy…?
-Có gì đâu, mày con nít thế nhỉ?- Giọng thằng Trung cực kì nghiêm túc.
Tôi mặt tối xầm với cái jean trên thanh để đồ mặc vào, lầm rầm đi ra khỏi phòng. Nhìn năm thằng bạn với ánh mắt choé lửa.
Cô gái trồng cây trong những chai nước đang ngồi trước hiên nhà.
-Ê,Thương, đi!
-…..?-Thương ngước lên nhìn tôi ngơ ngác.
-Đi thôi, bị mấy thằng tâm thần nó đuổi!-Tôi cố quay mặt vào cửa phòng hét lớn, rồi kịp chạy thật nhanh ra cái ghế đá ở phía xa, trước khi những câu chửi đáp trả kịp vang lên.
-Giờ đi đâu đây?-Chính tôi cũng chẳng biết đi đâu để giết thời gian cả.
-Hay lên sân bóng đi!-Thương tỉnh bơ trả lời.
-“Lên sân bóng giờ này?”
Cái sân bóng trên kí túc xá vào buổi tối thật im ắng. Tôi và cô bạn ngồi cạnh ghế đá, im lặng, cũng chẳng hiểu Thương cần gì ở cái khoảng trời tối thui này.
-Nhìn xa xa giống biển!-Thương hít một hơi dài như trước mặt có sóng vỗ bờ vậy.
-Biển thì không có cỏ thế này, có cát thôi!
-Đầu óc không biết tưởng tượng là gì?-Thương lại vươn vai hít một hơi dài nữa.
Tôi trầm ngâm nhìn cô bạn, dù trước mặt Thương cố tỏ vẻ vui bao nhiêu, thì tôi vẫn nhìn thấy những nét buồn thoang thoảng bám quanh cô bạn. Những giây phút trầm tư, rồi những câu đầy triết học đã tố giác .
-Cậu không muốn về nhà à?
-À, ừm, sao biết!-Thương gỡ cái gọng kính cận xuống, đôi mắt trong veo lại sáng lên trong đêm tối.
-Đoán thế, chắc là chuyện của chị Thương chăng?
-Thương không có chị!-Thương đưa đôi mắt trong veo sang thản nhiên nhìn tôi há hốc miệng.
-Chẳng phải…..?
-Chỉ là để Vi khỏi bắt bẻ thôi!
Hoá ra, Thương cũng là cô gái lắm chiêu trò, chứ không hề đơn giản như tôi tưởng. Từ đầu năm chỉ là một cô bạn ít nói và hơi đểnh đoảng, còn khi tiếp xúc nhiều thì tôi nhận định, Thương không hề như vậy, kĩ tính, nắm tâm lý rất tốt và đặc biệt cũng rất nguy hiểm.
Ít nhất, tôi cũng mừng vì Thương không phải sống một cuộc sống, hoặc có người thân sống như thế, một kiểu sống vô hồn.
-Này, hồi trước tớ lên đây xem cậu đá bóng này!
-Biết rồi, fan hâm mộ âm thầm!-Tôi phá lên cười lớn.
-Xí, xem thôi, cậu đã cũng tàm tạm!
-Tàm tạm hả, thật không!
-Thật!
-Tưởng là dở chứ!
Thương cứ thơ thẩn mãi với bãi biển trong mơ, tôi trở thành một tay lính gác bất đắc dĩ, chỉ mong cho cô bạn sẽ kết thúc giấc mơ sớm.
-Về thôi!
-Ờ, về thôi!-Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng về không có nghĩa là về phòng, mà có nghĩa là về quán kem.
-Ăn không?
-Nữa hả?
Thương gật đầu một cách hiển nhiên.
Kể từ ngày chơi thân với Thương, tôi bắt đầu biết sợ ăn kem là như thế nào.
Có lẽ đó là đêm cuối cùng của năm đó, tôi còn ở kí túc xá, ngồi nói chuyện với cô bạn. Bọn cùng phòng tôi cũng chẳng phải đuổi khéo kẻ ồn ào ra khỏi phòng để khỏi phiền chúng trong lúc ôn bài nữa.
-Về sớm mày?-Thằng Tuấn thấy tôi lục đục thu dọn đồ đạc gom vào balo.
-Ừ, về sớm thôi, chán rồi!
Tôi vỗ vai thằng bạn, chúc nó ăn Tết vui vẻ trước. Đi ra khỏi phòng, tôi chẳng thấy Thương đâu nên đành tặc lưỡi bỏ qua.
Bến xe miền Đông chật cứng người, tôi bon chen lắm mới cầm được cái vé trên tay. Cái vé đưa tôi về với gia đình thân yêu, chỉ sau một giấc ngủ. Tám giờ tối, xe bắt đầu lăn bánh, để lại thành phố ồn ào phía sau lưng, tôi mỉm cười chào tạm biệt.
Sáng sớm, những tiếng động, tiếng đánh thức các hành khách xuống trước khiến tôi choàng tỉnh dậy. Đây rồi, làn sương mờ buổi sáng, cảm giác se lạnh áp vào da đến tê người. Đây rồi những màu xanh bạt ngàn của những vườn cà phê hoà vào màu đỏ của đất, quen thuộc đến nỗi tôi tưởng nó đã được khảm vào lòng tôi.
-Cho con xuống đây chú ơi!
Xe dừng bánh, tôi chẳng giữ nổi bình tĩnh bước xuống nữa. Nhảy từ trên xe xuống một cách nhanh gọn, đặt balo xuống đất, tôi vươn vai hít một hơi dài. Cái chất đặc trưng của không khí trong lành vùng Tây Nguyên thật thú vị.
Tôi lững thững tản bộ trên con đường quen thuộc về nhà. Gần Tết có khác, khi những con đường được dọn dẹp trông thật quang đãng, những hàng rào gọn tắp chạy dài thành một dải. Đâu đó những cậu học sinh tiểu học đang chí choé nô giỡn, rượt nhau trên đường đến trường. Tôi phì cười nhớ lại khoảng thời gian của mình, khi tôi cũng là cậu học sinh lớp bốn thò lò mũi xanh.
-Này, cắn lén tao xong chạy à!-Tôi hét lớn khi thằng Nhân đen đánh vào lưng tôi rồi đắc chí chạy cách một khoảng.
Thằng Nhân với tôi lúc ấy chưa phải là bạn bè chiến hữu như thời cấp ba. Hồi đó, vì tinh thần xóm trên-xóm dưới nên hai chúng tôi đều coi nhau là kẻ thù,chỉ cần có cơ hội là sẽ ra tay với đối phương.
Thằng Nhân đắc chí, chổng mông vào kẻ bại trận, một hình thức sỉ nhục không có gì đau đớn bằng.
Tôi tháo dép, chọi thẳng vào nó. Cái dép bitis liệng một đường cong
-Bốp!-Trúng ngay vào đầu thằng nhóc đen xì.
Nó ré lên khóc rồi vừa chạy vừa mếu máo tìm đồng minh. Tôi thì hả hê đắc chí trong lòng:
-“Dám chơi tao à!”
Nguyệt đi bên cạnh thì lắc đầu liên tục:
-Cậu suốt ngày đánh nhau, tớ không chơi với cậu nữa!
Nhanh thật, mới đó cũng đã mười mấy năm. Và giờ đây, tôi lại đang nhìn đứa nhóc kế thừa thù hận truyền thống “xóm trên-xómdưới” một cách hồn nhiên và đầy ngây thơ.
Làn sương mỏng phủ xuống con đường trông nó thật hư ảo. Đâu đó xa xa, những bóng người lờ mờ đang đi lại. Ánh mặt trời nhú lên cũng bị phai màu ít nhiều. Tôi đã chờ quá lâu để lại được thấy cảm giác này.
Cái đầu tiên chạm vào mắt tôi là cánh cổng gỗ nằm nổi bật giữa hàng rào phủ dây tầm gửi. Khẽ đẩy cửa cổng, tôi bước vào khoảng sân rộng trước nhà. Ngôi nhà quen thuộc hiện ra trước mắt.Tiếp theo là khuôn mặt đầy vẻ bất ngờ của Ba, Mẹ tôi khi thằng con trai về không báo trước. Mẹ tôi thì hỏi han liên tục về nhìn tôi từ đầu cho đến chân, chắc bà đang hi vọng tôi không bị sứt mẻ chút nào. Ba tôi thì bình tĩnh hơn, khi ông chỉ bóp nhẹ vào cánh tay tôi và cười.
Không khí sum họp Tết đoàn viên bao giờ cũng thế, một hạnh phúc lớn lao.
-Về lúc nào đó thằng kia!-Lão anh tôi chống nạnh hất hàm.
-Mới!
-Học hành sao rồi?
Nhìn cái mặt nham hiểm là tôi đủ biết lão anh chẳng phải tử tế quan tâm tới thằng em trai như vậy.
-Chắc rớt một môn!
Ba tôi khẽ nghiêm mặt lại, Mẹ tôi thấy thế nên xua tôi đi ra rửa mặt, nhằm cứu vãn tình thế. Tôi biết ý nên phóng lẹ, không quên dứ nắm đấm về phía ông anh tôi.
Cảm giác về nhà bao giờ cũng tuyệt vời như vậy!
CHAP17: NGÀY TẾT QUÊTÔI!
(tên chap ăn theo : Ngày tết quê em :v).
Những ngày về nhà, tôi có thể cảm nhận rõkhông khí tết đang đến gần. Người người tất bật đi mua sắm những thứ cần thiết,ở chợ, những mặt hàng bày bán liên tục nhộn nhịp người người chen lấn. Hoa Tếtđược bày bán rực rỡ sắc màu. Những đứa trẻ xúng xính đòi Bố Mẹ của chúng mua cho những bộquần áo đẹp để khoe với bạn bè.
Và rõ nhất là chuyện hai anh em tôi đang lau dọn nhà cửa.
-Mày vào dọn đống sáchvở của mày đi!-Ông anh tôi giao thêm việc.
-Ông ăn gì mà khôn thế?Thế là dọn luôn cho ông luôn chứ gì?
Tôi gân cổ lên cãi lại, tất nhiên rồi, tôi không thuộc mẫu em trai hiền lành, dễ bắt nạt, thậm chí có vẻ là cứng đầu. Cứ mỗi lần như thế, lão anh tôi lại giương tay đấm cho một phát rõ đau.
-Hai thằng sinh viên hết rồi chứ không phải nhỏ nhắn đâu!-Ba tôi đi lên, nhắc nhở một câu, rồi lại lắc đầu thở dài. Chắc có lẽ ông cũng đang tự hỏi không biết đến bao giờ, hai thằng con trai mình mới thôi cãi nhau vì mấy cái vụn vặt.
Tôi im lặng đi vào, không quên dúi cái ánh mắt cay cú về phía ông anh đang nở nụ cười ngạo nghễ của kẻ bề trên, đi thẳng vào phòng. Nửa năm rồi, Mẹ tôi vẫn giữ nguyên mọi thứ trong phòng của tôi, chẳng hề thay đổi một chút gì, dù chỉ là xê dịch một chồng sách.
Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở nằm im, hơi phủ bụi. Tôi hà hơi thổi nhẹ, bụi xộc lên, lờ đờ cuộn mình trong không khí. Tôi với tay lật từng cuốn vở, nghĩ đến cái thời học sinh.
Đây là cuốn vở kĩ thuậtcông nghiệp, cuốn vở mà thằng Phong mập bạn tôi đã vẻ cả đống người sắt và rô bốt ở đằng sau, và chỉ có may mắn, giáo viên bộ môn mới không phát hiện ra. Cuốn vở Anh Văn, ngoài những nét chữ cứng cáp của tôi ra, chữ của Dung nắn nót, gọn gàng cũng đi song hành bên cạnh. Tỉ mỉ, cẩn thận, giảng từng kiến thức một. Sợ tôi hay quên nên chú thích ở dưới cùng công thức, hoặc một cấu trúc câu.
Cuốn vở Hoá học thêm, có cả những nét chữ nghiêng của Yên, chỉ là trong một phút nghịch ngợm, hai đứa viết vào vở nhau chỉ để chọc ghẹo.
Chiếc điện thoại trên bàn rung nhẹ, báo cho chủ nhân nó biết có tin nhắn tới.
-“Thương vừa về đến nhà!”.
Tôi mới sực nhớ ra, từ hôm về tới giờ, tôi cũng chưa báo cho cô bạn mộttiếng nữa. Chắc có lẽ Thương cũng biết khi tôihoàn toàn vắng mặt ở cái phòng đối diện phòng cô nàng.
-“Về nhà rồi chắc là vui lắm nhỉ?”.
-“Chẳng có gì vui cả?”.-Một tin nhắn cụt ngủn đáp lại.
Tôi lại sực nhớ về câu chuyện Chị gái Thương,và rồi mường tưởng đủ điều, nhưng rõràng Thương nói mình không có chị, vậy thì điều đó hoàn toàn khôngcó thật.
-“Sao không vui, về gặp gia đình mà không vui sao!”.
-“Vậy là vui hả?” –Một tin nhắn đáp trả cụt ngũn nữa.
(Bạn đang đọc truyện tại KenhTruyen.Wap.Sh chúc các bạn đọc truyện vui vẻ)
Trước khi tôi kịp giảng đạo về chữ Hiếu cho cô bạn nghe, thì Thương nhanh tay hơn khi nhắn tin tạm biệt tôi trước, bảo là bận. Tôi cảm thấycó gì đó khó hiểu ở Thương, nhất là mỗi khinói chuyện đến gia đình.Có cái gì đó hư ảo, xen chút sự thật. Cứ như conngười ta đang đứng trong hoang mạc, nhiều khi thấy một hình ảnh nào đó, cũng chẳng biết nó là thật hay chỉ là ảo ảnh nữa.
Có chút gì đó bướng bỉnh giống ai đó?
Và mỗi khi nhắc tới ai đó, tôi chỉ còn biết cách thở dài, nếu trước đây, tôi kiên quyết níu giữ, thì giờ có lẽ tôi nghiêng về sự từ bỏ. Bài học từ thằng Trung, sự phai mờcủa thời gian, khiến tôi vẫn phải tiếp tục bước đi, bỏ lại những gì khônghợp với bản thân dù cho có không ít tiếc nuối.
-Làm đi, mày ngơ ngẩn gì đó!
Cái mặt ông anh đáng ghét lại ngó vào, tôi chẳng thèm đáp trả, mặtchùng xuống, lúi húi dọntiếp.
Những ngày ở nhà, tôi chủ yếu lo dọn dẹp nhà cửa, rồi phụ trách làm bảo vệ đi chợ với Mẹ. Cứtiến độ như thế, thì đến ngày hai chín Tết, nhà tôi cũng coi là hoàn hảo cho việc đón giao thừa.
-Alo, alo……!-Giọng thằng Phong gấp gáp đầu dây.
-Gì, nói lẹ lên!
-Lên quán cà phê gần trường, có chuyện gấp!
Tôi cúp máy, bật dậy. Sáng ba mươi Tết khôngkhí se se lạnh hơn thường ngày, tôi với taylấy chiếc áo khoác vắt ngang trên ghế, xin phép Mẹ đi chơi. Ông anh tôi thì nhất mực viện cớ chưa xong việc nhà, nhằm chọc tức tôi nhưng chẳng ăn thua.
Mười lăm phút sau, tôi có mặt tại điểm hẹn, dường như chúng nó chỉ còn chờ mỗi tôi tới.
-Muộn mày!-Mấy thằng cùng lớp càm ràm khi thấy tôi lững thửng đi vào.
-Ờ, tại ngủ quên!-Tôi gãiđầu nhún vai, cái phong cách quen thuộc với tụi bạn trong lớp.
Tôi kéo chiếc ghế ngồi cạnh Dung, cô nàng hôm nay trong có vẻ vui tươi lắm. Nụ cười rạng rỡ cứ thường trực trên môi.
-Về bao giờ vậy?
-Ờ, cũng được một tuần rồi!
-Sao không gọi cho Dung?-Cô nàng nhăn mặt không vừa lòng.
-Tính rủ hẹn hò à, khôngđược, còn nhỏ nên Mẹ không cho yêu đâu!-Tôi kéo khoá túi áo khoác, đút hai tay vào giữ ấm, khe khẽ cười thì thấy côbạn đang làm bộ mặt “không thể tin được”.
Tay tôi chạm vào vật gì đó, nhỏ thôi. Tôi nắm chặt vật đang nằm trongtúi áo khoác, lôi ra.Một cái kẹo.
-“Quái, mình nhớ là có bỏ nó vào đây đâu”.
Tôi nhớ là chiếc áo khoác này chỉ có tôi vàThương là cùng mặc chứ chẳng ai vào đây nữa. Cái kẹo này không phải của tôi, thì chắc là của Thương bỏ quên. Tôi bỏ nó vào lại trong túi, kéo khoá lại trước ánh mắt cướp giật của mấy thằng bạn ngồi gần.
-“Ăn kẹo không hết, còn một cái trong áo khoác tớ nè!”.
-“Ơ, kẹo Thương cho mà!”.
-“Sao không nói?”.
-“Thương tưởng Tín không biết cảm ơn!”.
Tôi phì cười trước cái kiểu ngang ngược của cô bạn, trước khi im bặt lại trước cái nhìn giả bộ soi mói của Dung. Tôi lắclắc cái điện thoại trước mặt cô bạn, chứng tỏ mình trong sạch rồi đút nó vào túi quần, chăm chú nghe mấy thằng bạnlên kế hoạch về việc Tết lên nhà Thầy chơi.
-Nè, chuyện của Yên….!
Dung khều tay tôi, muốn hỏi thăm tin tức. Với người khác có lẽ đó là một sự làm phiền tới một việc mà tôi không hề muốn nhắc tới, còn với Dung thì nó hoàn toàn thoải mái.
-Hết rồi!-Tôi thản nhiênra bộ tập trung vào những gì mấy đứa bạn đang bàn bạc, hoặc là cốtỏ vẻ như thế.
-Chắc là buồn lắm nhỉ!-Dung xoay hai ngóntay với nhau, chắc là muốn nói tôi đang rốibời lắm.
-Buồnnhư lúc với Dung ấy!-Tôi phá lên cười.
Dung nhăn mặt trước cái việc tôi đem tình xưanghĩa cũ ra nhắc lại trêu chọc. Cô nàng khẽ bĩu xôi:
-Xí!-Rồi quay sang Nguyệt nói chuyện.
Nếu cuộc sống này, tồn tại những thế giới song song với nhau, thì tôi chắc rằng ở một thế giớinào đó, tôi và Dung chắcchắn sẽ yêu nhau. Nhưng ở thế giới mà tôi đang sống, việc đó chỉ làquá khứ, và khi cả hai chúng tôi nhắc đến quá khứ đó, tôi và cô bạn hoàn toàn thoải mái. Vì kết quả đó đều được cả hai chấp nhận một cách người lớn hơn. Đó là điểm mà bản thân tôi thấy Dung vẫn trội hơn Yên.
Buổi họp cũng là cái cớ để chúng tôi gặp mặt không hơn không kém, chủ yếu là hỏi han tình hình học tập hơn nửa năm không gặp, cũng như tình hình tình cảm. Nên việc thằng Phong đeo đuổi một cô bạn gái nào đó cũng bị lôi ra làmtrò cười. Thằng bạn mặtbuồn thiu, ngồi chịu trậncả buổi, cho đến tận lúc về.
-Này, chở Dung về chứ!
-Ái chà, tính giở trò gì đây!
-Đi mà người tốt bụng.
Hiển nhiên, tôi chẳng bao giờ tự chủ được trước những lời có cánh,bảo Nguyệt với Nhân về trước. Hai đứa tôi chạy dọc những con đường quen thuộc về nhà Dung,hai bên đường, những chậy hoa cúc hoa mai nởrộ, khoe hết những gì đẹp nhất để chờ thời cơ về đón tết với một gia đình nào đó.
-Năm nay Hoàng không về à?
-Ừ,nó về quê Nội rồi!-Tôi nhớ lại bữa trước, thằng bạn gọi điện thông báo.
Tôi im lặng ngồi nghe cô bạn kể về những chuyện lúc xưa, những lúc mà cô nàng tức đến điên người khi tôi một mực lì đầu chống đối.
-Cũng không biết sao nhỉ?
-Sao là sao?-Tôi ngồi trước nói tỉnh bơ.
Dung khẽ cốc đầu vào nón bảo hiểm của tôi:
-Là hồi đó, sao mình lại ngu đến nỗi thích một thằng con trai cứng đầu chứ sao?
-Hề hề, cái đó là dại trai.
Hai đứa tôi nói chuyện mãi, không biết đã rẽ đến cái cổng màu xanh của nhà Dung từ lúc nào.Dung xuống xe, vẫy tay chào:
-Cảm ơn nhé, người tốt bụng!
-Khỏi nịnh đi, về đến nhà rồi còn gì?
-Lỡ sau này lại nhờ vả nữa đó!-Cô nàng nháy mắt cười duyên dáng, khẽ xoay tay vì không khí lạnh ngày Tết.
Tôi giơ tay chào, quay xe.
-À, mà này….!
-Sao, gì nữa?
-Nãy Dung thấy Yên đấy!
-Ờ…..!-Tôi gật đầu.
-Nhưng mà……!
-Hiểu rồi, sợ bị đánh ghen chứ gì!
Lại một cái bĩu môi đáplại, Dung đi thẳng vàonhà. Chắc Dung cũng muốn để cho tôi có thời gian suy nghĩ. Dù cho tôi có cố tỏ ra mình cườicợt, vui vẻ đến đâu, thì cô bạn vẫn biết thừa, đólà chiêu trò để che giấu đi nội tâm trong lòng.
Tôi đề xe nổ máy, ra khỏi con hẻm nhà Dung, rồi chạy xe về nhà. Trên con đường tấp nập, có cảm giác như tôi vẫn bị nỗi cô đơn cùng những cơn gió lạnh vây hãm. Phải chăng, khi tôi càng quên, thì những thứ đó vẫn diễn ra âm thầm xung quanh tôi. Phải chăng, đó là kịch bản mà ông trời vốn sắpxếp để thử thách hoặc trêu đùa lòng người. Điều đó tôi cũng chẳng rõ.
Những ngày Tết luôn luôn vui vẻ, ai ai cũng ngập trong không khí Xuân. Tôi đi theo đúng lịch trình vạch sẵn: Mồng một tết Cha, mồngBa tết Thầy. Ngày mồngmột, tôi ở bên nhà họ hàng, với mấy anh chị em họ đánh bài vui xuân. Ngày mồng hai, tôi với Nhân và Nguyệt đi chúc Tết khắp xóm với đám thanh niên. Ngày mồng ba, họp lớp và chúc Tết nhà Thầy.Mọi chuyện đáng lẽ phải trôi qua êm đềm như vậy, nếu không có vụ việc xảy ra ngoài ý muốn.
-Ê, Tuấn Anh, mày uốngđược nữa chứ!-Thằng Linh vẹo thấy thằng Tuấn Anh gật gà gật gù nên lên tiếng nhắc nhở.
-Tao đã uống đâu….giờ..mới uống này!-Giọng thằng bạn lè nhè, mùi bia bốc lên cả người mà còn dám nói làchưa uống.
Theo kế hoạch là chúngtôi từ nhà Thầy về nhà Dung liên hoan họp lớp, mà liên hoan sinh viên nên việc tiếp xúc hơi men là không thể tránh.
Sau vài tiếng cụng ly nữa, thằng Tuấn Anh nằm gọn trên ghế, mặt đỏ gay gắt.
-Cái thằng, đô yếu rồi còn thích ra gió!-Phong mập quay lại nhận xét thằng bạn rồi lại cụng lyvới mấy đứa khác. Tôi bỏ ly bia xuống, lại gần thằng bạn.
-Sao không mày?
-Không…..tao..còn..ợ!
-Rồi, còn tỉnh!
-Chở..tao..về!-Nó nấc lên liên tục.
Hết phép với thằng bạn,tôi lãnh trách nhiệm đưanó về. Oái ăm một cái, tôi chẳng biết nhà nó ở đâu, còn nó say quắc cần câu, lâu lâu mở mắt:
-Quẹo…!-Nó nói khi đến ngã tư, làm tôi chẳng biết nó muốn quẹo theo hướng nào.
-Ngã tư, quẹo trái!-Rồi lại gục xuống ngủ tiếp.
Mãi tôi cũng hỏi han được nhà nó ở đâu, kịp đỡ nó vào gường, nhanhchóng xin phép ra về trước khi quý vị phụ huynh của nó điều tra:
-Nó nhậu với ai?
-Nó có uống nhiều không?
Lúc đi vào nhà nó là đi theo kiểu dò đường,nên lúc ra về tôi cũng đi theo kiểu đi đại. Sau một hồi cua quẹo, tôi cũng thấy một con đường quen thuộc thoát nạn. Con đường này quen, rất quen.
Tôi chạy chậm lại, dừngxe ở cái nhà cách quán kem mấy căn. Cố tìm cho mình một chỗ đứng kín đáo. Ở hiên nhà, mộtcô gái đang ngồi vuốt vecon chó Nhật lông xù. Đưa tay vuốt mặt cho tỉnh táo, tôi cứ thế ngồi trên xe nhìn vào. Cái khuôn mặt nữ tính, mái tóc dài xoã một bên kia không thể lẫn vào đâu được.
-Ơ, em là….!-Một chị đi ngang qua tôi.
-Dạ, em chào chị..!
-Sao không vào nhà chơi?
Tôi mỉm cười lắc tay từ chối, nhưng chị đó vẫn nhất mực bắt tôi phải vào nhà. Cuối cùng, tôi ngoãn ngoãn dắt xe theosang bên kia đường.
Con chó nhật lông xù sủa vang khi thấy kháchlạ vào nhà, khiến chủ nhân nhìn ra. Thoáng chút ngại ngùng bối rối.
-Con bé này, sao không mời khách vào nhà!
-Em cứ tự nhiên nhé!-Chị gái nở nụ cười với tôi.
Giữa khoảng sân trước nhà, chỉ còn lại hai đứa. À, không quên nhắc tới con chó lông xù nhỏ xíu đang cố tỏ vẻ hung hăngnhìn tôi gầm gừ nữa chứ.
Tôi học theo vị chủ nhân, ngồi xuống hiên nhà, đưa tay ra vuốt ve bộ lông xù của con chó nhỏ. Nó ngoan ngoãn rúcvào tay tôi, lè lưỡi tỏ ra thân thiện. Vị chủ nhân nhìn tôi rất nhanh rồi lạivẩn vơ lấy tay hái mấy cái lá cúc thả xuống chậu.
-Tết vui chứ Yên?-Tôi mở lời trước.
-Cũng vui!-Yên hai tay đan vào nhau bối rối.
-Lúc nãy đi ngang qua thì gặp chị nên….!
-……….!-Yên nhìn mặt tôi đỏ gay, gật đầu.
-Yên, vào nhà lấy nước mời bạn!-Chị gái Yên gọivọng ra, Yên gật đầu rồiđi vào trong nhà.
Tôi ngồi im xoa con chólông xù đang tỏ ra ngoan ngoãn:
-“Mày nói xem tao phải làm gì bây giờ?”.
Con chó lông xù sủa lên vài tiếng, như muốn nói với tôi điều gì đó.
Yên đi ra, đặt ly nước chanh cạnh tôi, rồi lại ngồi ở vị trí cũ. Thấy tôivới con chó nhỏ thân thiết thì cũng không khỏi phì cười.
-Nó tên gì vậy?
-Nó hả, tên Pun đa!
-Nghe như Pan đa ấy nhỉ?
-Cũng gần gần như vậy?
Hai đứa tôi cùng ngước lên nhìn nhau, hai ánh mắt chạm vào nhau, đầybối rối. Rồi cũng chẳng ai nói với ai câu gì, cùng đồng thời im bặt.
Buổi chiều hoàng hôn ba mươi tết, ánh nắng vàng nhợt phủ lên khungcảnh vẻ buồn tẻ miên man. Trong cái khung cảnh trước hiên nhà, chỉtrừ con Pun Đa là lăng xăng chạy qua chạy lại, còn tôi và Yên thì bất động hoàn toàn, vì chẳng ai phải biết mở lời như thế nào.
CHAP 18: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
Ánh nắng vàng nhợt nhợt chiều mồng ba Tếtvẫn chiếu xuống hai đứa đang ngồi bất động,dường như chúng chẳng biết rằng không khí xuân ngoài kia vẫn ngậptràn. Ánh nắng tạo thành hai cái bóng dài, có lẽ nếu kéo dài chung ra thêm một chút nữa, tôi tin chúng có thể gặp nhau ở đâu đó.
Con Pun đa có lẽ là cầu nói duy nhất, lăng xăng chạy qua chạy lại giữa chủ nhân của nó và vị khách thân thiện, nó khẽdúi đầu nó vào lòng bàn tay của Yên, rồi lặng chạy qua đòi tôi xoa đầunhu lúc nãy. Nhưng có lẽnó sẽ thất vọng khi thấyhai lòng bàn tay tôi đangúp vào nhau, mười ngón tay đan vào nhau, khẽ xiết chặt.
-Mấy tháng qua….!-Tôi mở lời trước.
-…..-Yên khẽ động đậy, gió lay động vài ngọn tóc dài.
-Khoẻ chứ..?
Cũng phải mất một khoảng thời gian lâu, tôimới nhận được cái gật đầu đáp trả, thời gian dường như bị đóng bănghoàn toàn. Tôi lại xiết chặt bàn tay rối bời, chẳng biết phải nói gì thêm nữa.
Tôi có lẽ đã tập luyện cả trăm lần những khi thơ thẩn một mình, cả trong giấc mơ, cả nhữnglần nhớ nhung bất chợt, trách móc có, tha thứ cũng có, nhưng giờ đây, khi đối diện với sự thật, đối diện với Yên, tôi mớibiết chúng chẳng có ý nghĩa. Tất cả đều đi đâu sạch bách. Trống rỗng, tất cả vì cảm xúc đã chai sạn, hay nó chỉ là sự giả dối che đậy nhớ nhung, và khi giáp mặt đột ngột, nó chưa kịp trỗi dậy.
-Tín..ăn Tết có vui không?-Yên ngập ngừngxoa đầu con Pun đa.
-Cũng vui, tuy có điều…
-….?-Yên bổi rối, gương mặt có chút ửng đỏ.
-Lớn rồi, không được lì xì thôi.
Yên khẽ cười, nụ cười rất duyên dáng ấy đã ẩn sâu trong tâm khảm tôi suốt một thời gian dài. Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng, đôi ba câu rồi dừng lại, đưa ánh mắt ngắm một mục tiêu vô định nào đó.Cả hai chờ đợi, cả hai tìm kiếm một cách mở bài hợp lý.
-Tín học sao rồi?
-Cũng tạm, chắc là nếm mùi sinh viên rồi!-Tôi nhún vai tỉnh bơ, nâng cốc nước chanh lên nhấp nhấp.
-Vậy hả?
-Ừ, còn Yên!
-Cũng hi vọng là không phải nếm mùi!-Yên vẫn chưa nhìn tôi một lần.
Tôi đặt cằm xuống mép ly, thở dài. Có vẻ giữa chúng tôi, khoảng thời gian sáu tháng nó tạo rakhoảng cách xa vô cùng.
“A trừ B bằng C, C bằng vô cùng”.
Có người nói, hai đườngthẳng song song sẽ gặp nhau ở vô cùng, có thể cũng đúng. Nhưng liệu tôi với Yên có phải như vậy, vô cùng là ở đâu, và phải mất bao nhiêu thời gian để đến được vô cùng, thì người đời chưa bao giờ nói. Muốn tìm được nó phải tự mình bước đi thôi. Tôi thở đều lấy hết can đảm:
-Sao lúc trước gọi cho Yên không được?
-Ờ…Yên đổi số rồi!
-Đổi số?-Tôi hơi chùng tinh thần.
-Ừ, đổi số mới, không xài số cũ nữa!-Con Punđa dường như khôngđồng tình với cô chủ nó, sủa vài tiếng gầm gừ.
-Vậy sao, Tín không biết!-Giọng tôi não nề.
-Yên, xin lỗi..!
-Ừ, không có gì đâu?
-……..!-Vai Yên hơi run lên.
Tôi sợ nhất là nước mắt, nhất là nước mắt của người con gái như Yên rơi xuống vào ngày Tết. Tôi lại cầm ly nước lên cứu viện, tu một hơi sạch bách. Khà lên một tiếng sảng khoải, cố tìnhđánh lạc cảm xúc của Yên.
-Không sao đâu, chuyện đó đâu quan trọng.
-…….!-Yên xoa bộ lông xùcon Punđa vuốt ve, mà tôi cảm tượng bộ lông xù trắng ấy như nỗi buồn cơ chứ.
-Dù sao, chúng ta cũng lâu rồi chưa gặp rồi, chuyện cũ nên quên hết đi!-Tôi ngửa mặt, hứng vài sợi nắng còn sót lại, mặt trời đã khuất sau ngồi nhà đối diện, cảm giác càng thêm tẻ nhạt.
-Ừ, cảm ơn Tín nhé!
- Đã nói không cần mà, vì chúng ta…..!-Tôi ấp úng, định mở lời dốc hếttâm can.
-Tín say rồi hả?-Lần này thì tôi thoả lòng mong muốn, Yên đã quay sang tôi.
Vẫn mái tóc dài, gương mặt luôn ngời lên vẻ dịu dàng, đôi môi tươi tắn nhưng ánh mắt lại kiên định lạ thường. Một chútthay đổi ấy đã dập tắt hivọng của tôi hoàn toàn.
Đúng là tôi say, nhưng tôi thừa biết mình say vìcái gì?
Nhưng có lẽ người đối diện không muốn tôi nói tiếp điều dở dang. Một sự trốn tránh vin vào cái cớ hoàn hảo.
“ Con trai có hơi men, nói cái gì cũng chỉ là bia rượu nói!”.
Và tôi chấp nhận cái lý do ấy.
Ánh đèn trước nhà của Yên được bật sáng, tiếng chị gái Yên trong nhà vọng ra.
-Tối rồi, hai đứa vào nhà chơi này!
-Vâng, chị cứ để bọn emngoài này cũng được ạ!
Hai đứa tôi, dựa vào ánh chiều chập choạng, còn có thể giấu nỗi cảm xúc thoát ra sự kìm hãmlộ ra khuôn mặt, nhưng giờ dưới ánh đèn sáng, chẳng ai dám nhìn sang. Chỉ sợ, khi người ta nhận ra, bạn sẽ là ngườibị cuốn theo ý của đối phương.
-Thôi, tối rồi, Tín về đã!
-À, ừ..!
Tôi đi thật nhanh, cố lấy lại vẻ mặt bình thường chào chị của Yên. Rồi quay trở ra lấyxe trước sân. Yên mở cổng cho tôi mà ánh mắtlại hướng đi về phía chân trời xa xa. Người và xe khách qua khỏi cánh cổng.
-Yên, này!
-Sao vậy?
-Lì xì nè, may mắn lắm đấy!-Tôi đưa Yên bao phong bì lì xì đỏ chói. Ừ thì nó cũng là điều mà tôi chuẩn bị trong Tết cho riêng cô bạn thôi đấy.
Tôi lên xe, phóng đi, cố chạy càng xa càng tốt, chỉ để tránh một câu cảm ơn sáo rỗng. Ừ, thì thôi, rốt cuộc chúng ta chẳng là gì cả, chẳng là gì cả. Đã từng muốn níu kéo, đã từng hi vọng, và giờ đây, thất vọng càng nhiều. Cảm xúc không còn như xưa, không còn là Yên chịu nghe tôi trải lòng mình ra trước. Ừ, cho dù tôi tôn sùng tình cảm trong lòng, chưa bao giờ nói cho Yên biết, chưa bao giờ thể hiện những gì mình nghĩ. Nhưng giờ đây, khi tôi nhận ra trong ánh mắt Yên vẫn còn tình cảm, nhưng sao vẫnné tránh đến cùng, không cho tôi có một cơ hội để sữa lỗi. Phải chăng, đây là sự trớ trêu, ác báo của cuộc đời.
Tôi biết rằng, mình có thể chịu đựng, có thể lì lợm với thời gian, nhưngdường như nó đã mất sạch khi thấy ánh mắt ấy.
Tôi chạy xe qua trở lại, điện thoại reo lên nãy giờ tôi cũng chả còn tâmtrạng đâu mà bắt máy. Nhắn tin cho mấy đứa bạn an tâm rồi chạy xe một cách vô định.
Những cặp đôi đang cười nói với nhau bên kia đường, hạnh phúc dâng tràn trong ngày Tết vui tươi. Tôi hoà mình vào dòng người, nhưng không thể hoà mình vào dòng cảm xúc, lẻ loi riêng biệt một mình. Không biết nên trách mình như thế nào, trách mình ra sao, ngu ngốc, ích kỷ cũng đã muộn.
Mắt tôi cay xè, chắc chỉ là do gió vô tình thổi bụicuốn qua thôi.
Về đến nhà, tôi trệu trạo ngồi nhai cơm trong bữa ăn cho có lệ, rồi nhanh chóng xin phép đi dạo xuống xóm. Lang thang qua những con đường nhỏ ngoằn nghèo, tôi cứ đi, đi mãi như đứa vô hồn. Định ghé qua nhà thằng Nhân,nhưng sợ vác cái mặt mốc meo thì mất hết không khí Tết nhà nó nên đành thôi. Cứ như thế, tôi còn chẳng biết mình sẽ đi đâu, đi đến nơi vô cùng nào nữa.
Sáng hôm sau, Mẹ tôi bất ngờ khi tôi dậy sớm hơn thường lệ, đang húi lúi dọn lại mấy cái ly trên kệ tủ. Có lẽ trong nụ cười của Mẹ tôi, nghĩrằng tôi đã lớn hơn một chút, biết quan tâm hơn.Nhưng trong lòng tôi đó là định luật bù trừ. Khi bị khiếm khuyết trong lòng, thì tôi muốn dùng cái gì đó khoả lấp nó đi. Cách tôi chọn là làm việc.
-Mày làm gì mà hớn hở thế thằng kia!-Thằng Nhân đen đặt ly ca cao nóng hổi của nó xuống mặt bàn, xuýt xoa.
-Có gì đâu, lâu lâu khônggặp rủ mày đi uống cà phê thôi.-Tôi tỉnh bơ, ném hạt dưa về phía nó.
-Trời sập chắc luôn!-Nguyệt ngồi bên vẻ mặt soi mói tôi.
-Nào có, nghi ngờ người tốt.
Cứ như thế, Tết của tôi là sự xoay vòng liên tục giữa những lần đi uống cà phê, sang họ hàng chơi với mấy anh chị đến hết ngày. Tối đến là tôi nằm trên giường cố tỏ ra vui vẻ nhắn tin cho hàng loạt đứa bạn, cho đến khi mệt nhoài mới thôi. Và giấc ngủ ngon luôn đến với thằngcon trai trốn tránh.
-“Này, bao giờ cậu mới vào lại trường thế?”!-Mới sáng sớm Thương đã nhắn tin.
-“Chưa biết, còn lâu mớihọc mà!”.
-“Vô sớm đi, đi chơi với tớ!”.
-“Ặc, vô sớm chán lắm!”.-Tôi ngáp ngắn ngáp dài nhắn tin trả lời.
-“Quên vụ học anh văn rồi à?”.
Tôi gãi đầu, nhớ ra cái vụ hứa học Anh Văn với cô bạn. Giờ nó trở thànhcái cớ để Thương bắt bẻ.
-“Nhớ chứ, nhưng bao giờ, với lại học ở đâu”.
-“Gần ngã tư Hàng Xanhnhé, sắp đăng kí rồi đấy!”.
-“Ừ, vậy là phải vào sớmà?”.
-“Chứ gì nữa, cậu hứa rồi!”.
-“Sao không ở nhà chơi Tết thêm đi, học sớm quá rồi đấy!”.
-“Chán lắm, hứa rồi đấy, tớ đi xem phim đây”!
Tôi thở dài, ném cái điện thoại trên mặt nệm,vùng chăn bật dậy.
Mấy ngày sau, tôi tạm biệt gia đình, trải qua một cái Tết đầy đủ hương vị, vui có buồn có, vào lại trường. Trước những câu hỏi vì sao vào sớm hơn trong khi lịch nghỉ còn đến cả tuần, thì tôi một mực kiên định với lí do: “học anh văn”!, nên Ba Mẹ tôicũng đành đồng ý.
Một kiểu trốn tránh mới!
Mở cửa kí túc xá vào buổi sáng, kí túc xá khá buồn khi hầu hết sinh viên chưa lên nhiều. Cánh cửa mở ra, vài hạt bụi khẽ cựa mình hiện mình ra ngoài ánh sáng, đục đục mờ mờ. Bên phòng đối diện, cửa đã mở từ lúc nào.
-Đúng hẹn !-Thương nhìn điện thoại, chắc là dò lịch đây mà!
-Chuyện, Tín mà!
-Có mang quà cho Thương không?
-Ơ, chết quên rồi!-Tôi vỗ vai vào trán, làm ra vẻ kẻ đãng trí.
-Dặn vậy rồi mà quên à?
Tôi mở balo, lấy gói cacao đưa cho Thương, cô nàng mới thôi bĩu môi và mời tôi đi ăn sáng coi như là hậu tạ.
-Cũng phải để tớ rửa mặt đã chứ!
-Chứ ai bắt cậu đi liền bây giờ đâu!-Thương lạihất hàm, lộ rõ vẻ bướng bỉnh.
Tôi lại chui vào cái phòng tắm lộ thiên, nói là lộ thiên bởi vì phía trên không có mái che, để cho sinh viên phơi đồ. Những mệt nhọc, bụibặm khói xe hơn chục tiếng đồng hồ theo nước trôi sạch.
-Ăn Tết vui không?-Thương dừng tay hỏi tôi.
-Vui, chỉ có điều là lớn rồi nên không được lì xì nên buồn thôi!-Tôi vẫn cắm cúi, giải quyết đĩa mì xào trước mặt.
-Á, cậu chưa lì xì cho tớ đúng không?- Mặt cô bạn hí hửng cả lên.
-Rõ ngu, lại không ai đánh tự khai!
Thương càng ra vẻ đắc chí, xoè bàn tay hồn nhiên ra.
-Gì?
-Lì xì!
-Ăn mì đi nguội hết rồi kìa!-Tôi cắm cúi ăn tiếp.
-Lì xì rồi ăn.-Thương chẳng quan tâm đến đĩamì xào trước mặt, quyếttruy đuổi tôi đến cùng.
Hết cách, tôi xoè đống phong bì lì xì ra trước mặt cô nàng, chưa kịp mở miệng, Thương đã lấy hai cái.
-Ấy, một cái thôi chứ!-Tôi hoảng hốt đòi lại.
-Không, keo kiệt, hai cáiđi!
Tôi nhăn mặt, còn Thương thì hồi hộp mở từng phong bì ra xem bên trong. Mặt cô nàng nhăn lại, còn mặt tôi thì giãn ra rồi phá lên cười.
-Tham thì thâm!
-Thôi, bốc lại đi, gì mà hai cái có mười lăm nghìn à!
-Quan trọng là tinh thầnchứ không phải tiền bạc.
-Ăn gian, chắc cái nào cũng bỏ từng này chứ gì!
Tôi thản nhiên ăn mì, còn Thương thì nhất quyết kì kèo phải làm lạimột lần nữa.
-Thôi, trả tiền đi kìa, người ta đòi rồi!
-Xí, nhớ đấy!
Tôi nhún vai, giơ cái bộ mặt :
“Chưa ngán ai bao giờ “ ra thách thức.
-Ủa, mà vài bữa học thì học lúc nào?
-Buổi chiều!
-Ẹc, vậy sao mà đi về!
-Thương mang xe vào rồi mà?
Thương nhún vai, nhại theo đúng thương hiệu tôi vẫn thường làm, chỉ có điều bộ mặt của cô nàng thì lém lỉnh vô cùng.
-Vấn đề là Tín phải đi học để chở Thương đi, coi như Thương cho đi ké!
-Cao thượng chưa?
-Chứ chẳng lẽ không?
-Thế giờ hậu tạ ra sao, nói luôn đi, đỡ lòng vòng.
-Dẫn Thương đi ăn kem!
Tôi nheo mắt nhìn đồnghồ. Chín giờ sáng, chắc chỉ có hai đứa bị vấn đề mới đi ăn kem giờ này mất. Tôi dẫn Thương lên khu kí túc xá trên, dẫn đi dọc vào những con đường mát rượi, đúng y chang như tôi nghĩ, quán kem chưa mở cửa.
-Ha ha, muốn hậu tạ cũng không cho nữa!
-Xí, mừng ra mặt còn gì?
-Tiếc đó!
Thương giơ chùm chìa khoá xe ra đưa tôi, nháymắt đầy hàm ý:
-“Chở Thương đi ăn kem!”.
Tôi hết nước, đi ngược trở về kí túc xá. Theo côbạn lấy xe, trong cốp xeđã để sẵn hai cái nón bảo hiểm, điều đó càng chứng tỏ Thương không phải là cô gái đểnh đoảng, mà rất kỹ tính, ítnhất với tôi, tôi cảm thấy thế.
Tôi cảm thấy cô bạn vuivẻ và nói nhiều hơn lúc bình thường, không hiểulà chuyện Tết có đúng như Thương nói là không có gì vui hay không nữa.
-Tết vui không?
-Hỏi hoài vậy, đã nói không rồi mà ông già!
Nắng chiếu xuống, hai cái bóng đang chạy xe trên mặt đường. Bất chợt tôi nhớ lại hai cái bóng song song ở trước hiên nhà Yên.
-Này, nghĩ gì thế, lo chạy xe đi kìa!
-À, ừ!-Tôi ép xe vào sát bên phải, cố gắng nhìn đường.
Hai cái bóng song song, hai đường thẳng song song sẽ chẳng bao giờ cắt nhau.
CHAP19: CUỐN THEO NỖI NHỚ.
Tôi và Thương rẽ vào con đường gần Đại học Ngân Hàng, có một quán cà phê rất yên tĩnh ở trong con đường hẻm gần đó. Cái quán mà lão anh tôi dẫn tôi đi một lần, không có gì đặc biệt ở cách bài trí, chỉ vì tôi thích cái không khí trong lành yên tĩnh ở đó, cộng thêm thái độ phục vụ ở đó khá tốt.
-Hay lên đây lắm hả?-Thương nhìn một vòng quanh quán, có vẻ đồng ý với quan điểm của tôi.
-Không, lần thứ hai thôi!
-Ồ, vậy lần đầu chắc là đi với cô nào chứ gì?-Thương nheo mắt, nửa chọc nửa dò nét mặt.
-Với ông anh thôi!
Nhân viên phục vụ đặt xuống trước mặt tôi ly cà phê đen, còn với Thương là ly nước cam tươi. Khẽ gật đầu chào khách rồi chị nhân viên lùi xuống, để lại khoảng không cho hai vị khách mới tới.
-Lớn rồi Tết chán ghê!
-Chẳng phải Thương bảo Tết thường chán sao, đâu phải riêng gì Tết này!
-Thì có khác chứ!
Thương cắt nghĩa cái Tết này khác xưa như thế nào. Tôi im lặng gật gù nghe cô bạn nói cũng không phải là vô lý. Khi còn nhỏ, chúng ta đơn giản chỉ biết đến Tết qua những phong bao lì xì, được thoải mái ăn vô số bánh kẹo, được xúng xính khoe quần áo mới. Còn khi lớn lên, đôi khi chúng ta biết những ngày đầu năm sẽ có thêm nỗi buồn hiện hữu. Nói đâu xa, chẳng phải chiều mồng Ba Tết tôi cũng vác cái mặt ỉu xìu chạy về nhà đấy thôi.
Tôi gật gù đồng ý với cô bạn.
-Này,cậu có chuyện buồn hả?
-……?
-Khỏi giấu đi, bình thường tớ nói cái gì cậu cũng phản bác cơ mà, sao giờ ngồi im gật đầu đồng ý thế!
-Thì có lý mà!
-Không,tớ thấy nét mặt cậu hơi buồn!-Thương đưa đôi mắt trong veo sát lại gần, dường như đang cố tìm cảm xúc mang tên buồn của người bạn đối diện.
-Không có đâu, chẳng qua suy nghĩ về điều cậu vừa nói thôi!
-Xí, tin cậu tớ chết liền.
Tôi khẽ cười, nhấc ly cà phê lên định uống.
-Này, đổi cho tớ đi!
-Đổi?
-Ừ, tớ muốn thử!-Thương đẩy ly nước cam ra trước mặt tôi.
-Chẳng phải cậu muốn uống nước cam hay sao?
-Tớ nghĩ người đang buồn không nên uống cà phê đắng nghét!
Tôi mỉm cười đẩy ly cà phê sang cho Thương, cô bạn bậc thầy về nắm bắt tâm lý, hoặc có thể tôi giấu nỗi niềm quá tệ.
-Này, cậu nghĩ sao nếu yêu mà không nói, hoặc không có cơ hội nói!
-Thế thì đáng tội nghiệp lắm.
Cô bạn chẳng thèm nhìn tôi, nhả cái ống hút, mặt nhăn lại vì đắng, khẽ với lấy cốc trà đá bên cạnh.
-Nè, chơi ác vậy, không bỏ đường à!
Tôi nhún vai, ra vẻ mặt hiển nhiên lên đáp trả.
-Thật là tội nghiệp lắm à?
-Chứ còn gì nữa, trong truyện có nói, yêu không thành đã khổ, yêu mà không dám nói thì càng khổ đó sao!
-Truyện nào vậy?
-Mấy cuốn truyện Thương đọc.
Tôi gật đầu đồng ý với cuốn truyện nào đó của cô bạn. Chắc có lẽ sau cái vụ này, tôi sẽ phải sang cầu cạnh cô bạn cho mượn mấy cuốn truyện đó mới được.
-Vậy là có chuyện rồi, kể tớ nghe coi!
Dường như chỉ chờ có vậy, tôi kể về Yên choThương nghe. Có lẽ kể với Thương, tôi sẽ vơi bớt được nhiều phần nỗi buồn. Không hẳn vì Thương tâm lý, mà đơn giản Thương là người bạn ở đại học với tôi, nên có thể đưa ra lời khuyên ở một khía cạnh khác, điều mà tôi không hề tìm được ở Dung, hoặc mấy người bạn xóm nhà lá cùng lớp cấp III.
-Thế đấy!-Vị cam ngọt ngọt, chua chua ở đầu lưỡi.
-Thế giờ đây là tiếc và ân hận!
-Cũng có một chút!
-VàTín định bỏ cuộc?
-Chắc là bỏ, chứ không phải định nữa.
-Vậy là tớ ngu lắm hả?
-Không hẳn!
-Thế rốt cuộc là tớ thông minh à?-Tôi gãi đầu khó hiểu.
-Đâu phải không ngu là thông minh, cả hai người đều ngốc như nhau.
Tôi giật mình trước kiểu nhận xét của Thương, định nhận hết lỗi về mình, nhưng chợt nhớ mình đang đi cầu đạo nên không thể hiện thái độ không tán đồng. Hiển nhiên điều đó không qua được mắt Thương, chỉ một cái liếc mắt Thương đủ hiểu tôi muốn gì:
-Theo như lời cậu, cậu cảm thấy cô gái đó còn tình cảm với cậu!
-Ừ, nếu tớ không nhầm..!-Tôi lơ đãng nhặt cái lá vàng úa rơi xuống mặt bàn, xoay xoay trên tay.
-Thế thì lỗi là của cả hai người!
-………!-Tôi im lặng, nhìn chiếc lá vàng.
-Vì tình cảm đều phải được xây từ hai người, không thể một người xây và một người thờ ơ được.
-………!-Tôi vẫn im lặng, lắng nghe.
-Tớ đọc được trong một cuốn tiểu thuyết!
Thực chất lúc ấy, tôi cũng chẳng biết có cuốn tiểu thuyết nào như thế hay không, chỉ biết rằng đầu tôi có chút khai sáng. Một cánh cửa, một góc nhìn mới được mở ra trong tâm trí tôi, tuy nó không thể ngay lập tức xua tan nỗi buồn, nhưng ít nhất nó có tác dụng ngay tức thì.
-Thế cậu tính sau này sao?-Đến lượt Thương hỏi ngược lại tôi.
-Không sao cả, quyết định rồi đó!-Tôi nhún vai, cố tỏ vẻ chuyện đó chẳng ảnh hưởng nhiều tới mình.
-Cái gì tan vỡ là tan vỡ, dù cố hàn gắn thì nó cũng chẳng còn hoàn hảo.
-Ừ!
-Câu đó trong Gone with the wind đó!-Thương nheo mắt, lần này ra vẻ thập phần tự tin.
Có thể Thương trích dẫn đúng. Tâm lý của một thằng con trai, đúng là cái gì tan vỡ là tan vỡ, dù có hàn gắn đến thế nào thì nó cũng sẽ có những vết rạn nhất định, và dù có cố gắng chấp nhận như thế nào, chúng ta vẫn sẽ nhớ đến vết rạn đó dù vô ý hay là hữu ý.
-Hoá ra cậu cũng đâu khô khan quá nhỉ?
-Ừ!
-Tớ thấy nó như khuôn mẫu trong mấy câu chuyện vậy, cứ nam chính nào mà hay cười, có vẻ bụi bặm thì người đó lại càng nhiều tâm sự vậy.
-Ừ, chắc có lẽ tớ được tạo ra theo khuôn mẫu đó cũng nên.
-Thế thì tớ dám cá, đó là một cuốn tiểu thuyết dở tệ.
-Chắc là thế!-Tôi nhún vai.